Giá heo hơi hôm nay 19.3.2024: Giá tăng, người chăn nuôi tranh thủ chốt lời
Những ngày cuối năm 2024, ông Phan Hữu Lượng (83 tuổi) và hơn 10 hộ dân sống tại thôn La Vân Thượng, xã Quảng Thọ, H.Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) thấp thỏm lo lắng sau vụ sạt lở nghiêm trọng trước nhà. Căn nhà của ông Lượng nằm hướng mặt ra bờ sông Rào Cùng, là hộ bị ảnh hưởng nặng nhất sau vụ sạt lở xảy ra đêm 28.12. Ông Lượng kể, tối 28.12, ông bất ngờ nghe tiếng nổ lớn trước nhà. Sáng hôm sau, ông phát hiện con đường đất dọc bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng, ăn sâu gần đến cổng nhà ông.Đây cũng là con đường đi lại của hơn 10 hộ dân sống tại xóm Phường (thôn La Vân Thượng). Theo ghi nhận, sau sạt lở, hơn 200 m của tuyến đường đất này bị nứt toác, có đoạn trượt dài hơn 1 m, khiến người dân không thể lưu thông.Chứng kiến cảnh tượng này, ông Lượng không khỏi lo lắng. "Mấy hôm nay tôi mất ăn mất ngủ. Nếu tiếp tục xảy ra sạt lở thì căn nhà của tôi sẽ bị đổ sập, tết nhất đến nơi rồi mà như thế này thì quá khổ", ông nói.Nhiều hộ dân sống trong khu vực này mong muốn chính quyền địa phương có phương án xây kè để ngăn sạt lở ăn sâu vào nhà, đồng thời làm lại con đường để người dân thuận tiện trong việc đi lại.Có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác khắc phục, ông Lê Ngọc Bảo, Chủ tịch UBND H.Quảng Điền, động viên người dân, cho biết trước mắt địa phương sẽ khắc phục tạm thời bằng cách đổ đất, đá cấp phối những đoạn bị sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông."Trước mắt, huyện sẽ chỉ đạo ban đầu tư xử lý khẩn cấp, tạo đường đi cho bà con ổn định trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán sắp tới", ông Bảo nói.Lãnh đạo H.Quảng Điền cũng sẽ báo cáo tình hình với các cấp có thẩm quyền và đề nghị thực hiện dự án xây kè kiên cố chống sạt lở.8 thứ cần có trong túi xách của cô nàng mê du lịch
Chương trình khai mạc Tư vấn mùa thi lần thứ 27 được truyền hình trực tuyến trên nhiều kênh của Thanh Niên như: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube, TikTok Báo Thanh Niên.Trước đó, từ ngày 21.1, Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi các trường THPT trên địa bàn thông báo, hướng dẫn cho khoảng 10.000 học sinh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi năm 2025 do Báo Thanh Niên phối hợp tổ chức tại Trường ĐH Đồng Nai. Ngoài ra, các trường còn tổ chức cho học sinh không tham dự trực tiếp sẽ theo dõi chương trình truyền hình trực tuyến trên các kênh Thanh Niên trong khi chương trình diễn ra.Một nội dung quan trọng của chương trình, đại diện Bộ GD-ĐT sẽ cung cấp thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển năm 2025. Đáng chú ý là những lưu ý về tuyển sinh ĐH theo chương trình Giáo dục phổ thông mới, phân tích ưu thế của thí sinh khi tham gia các phương thức xét tuyển khác nhau.Cũng trong chương trình, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM) lưu ý thêm những nét mới của kỳ thi đánh giá năng lực và cách xét tuyển các đơn vị thành viên. Đặc biệt, với việc điều chỉnh cấu trúc bài thi, thí sinh cần chuẩn bị gì để đạt kết quả cao nhất.Cũng trong chương trình diễn ra ở hội trường, phần quan trọng của chương trình còn ở nội dung tư vấn chuyên sâu ngành nghề các khối ngành: khoa học tự nhiên-kỹ thuật, kinh tế-khoa học xã hội-sư phạm. Ngoài thông tin từ đại diện Bộ GD-ĐT và ĐH Quốc gia TP.HCM, chương trình có các chuyên gia tư vấn gồm:*Đợt 1 gồm các chuyên gia:*Đợt 2 gồm các chuyên gia:Các trường sẽ cung cấp thông tin mới nhất về kế hoạch tuyển sinh năm 2025, giải đáp những băn khoăn của thí sinh về lựa chọn ngành học, trường học phù hợp với bản thân. Năm nay, năm đầu tiên thí sinh học chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thi và xét tuyển ĐH với các môn học mới nên các trường ĐH tập trung tư vấn kỹ về các tổ hợp môn xét tuyển mới.Ngoài nội dung tư vấn ở hội trường, đại diện hơn 50 trường ĐH, CĐ và cơ sở giáo dục tham gia chương trình Tư vấn mùa thi 2025 cũng thực hiện tư vấn chuyên sâu cho học sinh và phụ huynh tại các gian hàng triển lãm.
'Lỡ hẹn với ngày xanh' tập 21: Giang bắt đầu ngầm 'đấu' với Duyên?
Ngày 10.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cho biết xã này đã có tờ trình gửi UBND TP.Thanh Hóa đề nghị xem xét để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đưa chợ Chuộng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Theo ông Nam, tờ trình đã gửi đi và đang chờ cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến rồi địa phương mới triển khai các bước tiếp theo."Các cụ cao niên trong xã và vùng lân cận không ai biết rõ chợ Chuộng có từ bao giờ, nhưng bao đời nay cứ sáng ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là hàng ngàn người dân xã Đông Hoàng và các xã lân cận tập trung về đây tạo thành phiên chợ. Điểm nổi bật và khác biệt nhất của chợ là phần ném cà chua vào nhau mà không cần lý do, với ý nghĩa để cầu may mắn cho một năm mới đến", ông Nam cho hay.Chợ Chuộng được người dân địa phương tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm. Vị trí tổ chức chợ là trên bãi đất trống ven sông Hoàng, thuộc thôn Giang (xã Đông Hoàng) - khu vực giáp ranh với các huyện Triệu Sơn và Thiệu Hóa.Thông tin chợ Chuộng đề nghị đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia thu hút sự quan tâm của người dân, bởi đây là phiên chợ độc nhất vô nhị ở tỉnh Thanh Hóa, và độc đáo trên toàn quốc. Ngày trước, theo quan niệm của người dân, thì người đi chợ Chuộng phải đánh nhau mới cầu được may, mà đánh nhau càng to thì may mắn mới càng nhiều. Ngày nay, thay vì "đánh nhau để cầu may", người đi chợ ném cà chua chín vào người nhau.Ở chợ còn có các hoạt động mua bán, cầu may đầu xuân. Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là nông sản mang đặc trưng của các vùng nông thôn như: rau, củ quả, gà, vịt cùng những món ăn dân dã truyền thống như bánh cuốn, bánh đa, bỏng ngô, kẹo mật...Tương truyền vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bị giặc Minh vây hãm ở làng Đông Hoàng (tên gọi xưa). Vị tướng ấy đã trao đổi với các bậc bô lão trong làng và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức họp chợ để che mắt quân giặc, còn vũ khí được cất trong những gánh quà bánh, binh lính cũng được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ.Khi quân Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, nên mất cảnh giác. Lúc này, vị tướng bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ nhất tề tấn công làm quân địch không kịp trở tay phải tháo chạy.Năm đó, người dân trong vùng gặp cảnh mưa thuật, gió hòa, làm ăn buôn bán đều thành công... Để tưởng nhớ chiến công và cũng là để "cầu may", cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hằng năm, người dân quanh vùng lại tụ tập về bên bến sông Hoàng để họp chợ...
Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của bạn, bất kể bạn ở độ tuổi nào
Xuyên rừng tới nơi từng quay phim bom tấn 'Kong: Skull Island'
Thông tin ban đầu, vụ cháy xảy ra khoảng 19 giờ ngày 4.3 tại một kho chứa len giữa khu dân cư đông đúc trên đường Lê Văn Tám, P.10, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), ngọn lửa bùng phát rất nhanh, khói lửa bao trùm cả khu dân cư sau khu biệt thự cổ Cadasa, khiến người dân hoảng loạn.Nhận được tin báo, Công an P.10 có mặt tại hiện trường phối hợp người dân tại chỗ dập lửa, đồng thời di chuyển người dân, đồ đạc của các hộ lân cận đến nơi an toàn. Ít phút sau, lực lượng Cảnh sát PCCC-CHCN huy động nhiều phương tiện cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Do đường Lê Văn Tám chật hẹp nên việc chữa cháy gặp không ít khó khăn.Theo lãnh đạo UBND P.10, khu vực xảy ra cháy là kho chứa len có diện tích khoảng 200 m2. Khối lượng len trong kho đang xác định, rất may vụ cháy không thiệt hại về người. Lực lượng Cảnh sát PCCC kịp thời đến hiện trường dập lửa nên ngọn lửa không lây lan ra những nhà xung quanh.Nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.